Các bước thực hiện đề tài NCKH Sinh viên

Nghiên cứu khoa học: tưởng không dễ mà dễ không tưởng

[6 bước để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học]

 

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính quy trình nhằm tìm kiếm, kiểm tra, đánh giá, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức nhằm phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội. Do vậy, nắm bắt được quy trình nghiên cứu khoa học không những giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận với những vấn đề đó, mà còn đưa ra những phương pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu khoa học đề ra.

 

Khi nhắc đến cụm từ nghiên cứu khoa học, sinh viên thường có cảm nhận về một quá trình nhàm chán, khô khan và gần như không có “lối thoát”. Điều này một phần do tính phức tạp, cũng như nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự chính xác, kiên trì và tỉ mẩn của các bạn sinh viên mình. Tuy nhiên, phần còn lại xuất phát từ ngay khi các bạn “nhe nhóm” các ý tưởng thì không biết phải làm như thế nào, thì dưới đây sẽ là các bước để các bạn có thể bắt đầu hành trình nghiên cứu của chính mình

 

Bước 1: Hình thành ý tưởng nghiên cứu (Formulating the research problem).

Đây có thể coi là bước đầu tiên cũng như là quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, việc hình thành các ý tưởng dựa trên những ý tưởng, quan sát thường ngày của chính các bạn sinh viên, từ đó sẽ lựa chọn tên đề tài nhằm phù hợp và thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu của chính mình. Việc hình thành ý tưởng nghiên cứu có thể dựa trên những đề tài được liệt kê trong danh sách [thêm đường link], hoặc cũng có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên giảng dạy các môn học của mình

 

Bước 2: Khảo cứu rộng rãi khuôn khổ lý thuyết và các nghiên cứu trước đây (Extensive literature review).

Để đảm bảo kế thừa các nghiên cứu tiên tiến đã thực hiện trong và ngoài nước, học hỏi được các phương pháp nghiên cứu kinh doanh hiện đại; đồng thời đảm bảo đề cương sơ bộ có tính khả thi cao, có cơ sở lý thuyết tốt cùng bằng chứng thực nghiệm phong phú, khuyến khích sinh viên tìm đọc các tài liệu có hàm lượng khoa học cao, đã công bố trên tạp chí chuyên ngành để làm cơ sở cho đề cương sơ bộ. Tuỳ khả năng, tham vọng và nguồn lực của bản thân, sinh viên có thể tìm đọc và chọn một paper chính đã được đăng trên tạp chí

Tham khảo các nguồn tài liệu có thể thông qua những cách thức sau:

  1. Tìm kiếm thông tin từ chính các thầy cô giảng dạy hoặc có thâm niên trong ngành mà đề tài muốn hướng đến
  2. Thư viện của các trường, hoặc thư viện tổng hợp
  3. Tìm kiếm từ những bài báo, bài viết khoa học có các chỉ số xuất bản (ISSN hoặc ISBN) trong và ngoài nước
  4. Tìm kiếm dữ liệu và thông tin từ những nguồn chính thống như tổng cục thống kê, các trang báo uy tín như Worldbank

 

Bước 3: Xác định vấn đề

Phát triển các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các vấn đề nghiên cứu trước đó,từ đó xác định vấn đề cần giải quyết cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Trong đó, khi xác định vấn đề cần dựa trên các nguyên tắc như tầm quan trọng của vấn đề, sở thích hay tính khả thi của vấn đề đó.

Sau khi xác định vấn đề cần làm, đề tài nghiên cứu có thể hình thành được các điểm sau đây

  1. Tên đề tài (tên đề tài sẽ có sự thay đổi nhất định, mang tính ngắn gọn, đúng trọng tâm nghiên cứu)
  2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (bao gồm những mục tiêu chung và mục tiêu chi tiết nhằm giải quyết vấn đề)
  3. Câu hỏi nghiên cứu
  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  5. Giả thuyết nghiên cứu

 

Bước 4: Chuẩn bị thiết kế đề án nghiên cứu (Preparing the research design).

Để có một đề án khả thi thì cần cân nhắc các yếu tố sau:

- Các cách khả dĩ để thu thập dữ liệu;

- Năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu của của bản thân (Bao gồm: khả năng đọc hiểu và xử lý dữ liệu lớn, kỹ năng viết lách, phân tích định lượng, trình độ tiếng Anh và một loạt các kỹ năng nghiên cứu khác);

- Giải thích về cách thức thu thập dữ liệu sẽ được tổ chức và lý do lựa chọn cách thu thập đó;

- Thời gian dành cho nghiên cứu; và

- Yếu tố chi phí nghiên cứu, tức là, tài chính có sẵn cho mục đích này.

 

Bước 5: Xác định cách lấy mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

 

Một đề tài nghiên cứu khoa học được coi là có tính thực tiễn cao không thể nào thiếu các dữ liệu liên quan, trong đó tùy vào tên đề tài và phương pháp nghiên cứu của mình (phương pháp định lượng hay phương pháp định tính) mà nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện xây dựng bảng hỏi cũng như khảo sát, trong đó xác định được số lượng mẫu cần lấy

Đối với phương pháp lấy mẫu cần phải xác định rõ mục đích của thu thập thông tin để làm gì, có thể sử dụng như thế nào và dựa trên khả năng tiếp cận của nhóm nghiên cứu, từ đó áp dụng phương thức thu thập dữ liệu phù hợp nhằm tối đa khả năng thu thập dữ liệu và tiết kiệm chi phí liên quan

 

Bước 6: Báo cáo kết quả

 

Đây cũng là bước cuối cùng của một đề tài nghiên cứu khoa học, các dữ liệu, số liệu đã tổng hợp lại và hình thành các nội dung tương ứng với từng chương trong đề tài nghiên cứu khoa học. Báo cáo được coi là tốt khi có sự kết nối nội dung giữa các chương với nhau, các số liệu thu thập được giải thích và trả lời một cách rõ ràng cũng như đáp ứng được với nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

 

Khi thực hiện báo cáo kết quả, thông thường phải thực hiện nhiều lần và cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với giảng viên hướng dẫn nhằm chỉnh sửa, góp ý về mặt nội dung cũng như điều chỉnh các lỗi kỹ thuật của báo cáo như chính tả, giãn dòng

 

Cuối cùng, khi báo cáo của đề tài đã hoàn chỉnh, thì nhóm nghiên cứu cũng cần phải chuẩn bị nội dung nhằm bảo vệ đề tài của mình

 

Lưu ý quan trọng: Đôi khi, bước đầu tiên xác định bản chất của bước cuối cùng được thực hiện. Nếu các thủ tục tiếp theo chưa được tính đến trong giai đoạn đầu, những khó khăn nghiêm trọng có thể phát sinh thậm chí có thể ngăn cản việc hoàn thành nghiên cứu. Chúng ta nên nhớ rằng các bước kể trên không loại trừ lẫn nhau; cũng không phải là tách biệt và khác biệt nhau.

 

Tài liệu tham khảo

Babbie, E. (2014). The practice of social research (14th ed.). CENGAGE Learning Custom Publishing.

 

Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, quy trình, sinh viên, khoa Quản trị, hcmulaw

Nội dung: Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Minh Đạt

Biên tập: Nguyễn Minh Đạt

--%>

Top