Top of Form
Khoa
Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức hội thảo cấp khoa với chủ đề “Chiến
lược phát triển khoa Quản trị giai đoạn 2025 - 2030”
Vào
sáng ngày 16/11/2024, nhằm tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận về những cơ hội,
thách thức trong bối cảnh mới; năng lực, lợi thế đào tạo đại học và xây dựng
chiến lược phát triển khoa Quản trị, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh giai
đoạn 2025-2030, Khoa
Quản trị trường Đại học Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Xây dựng chiến lược phát
triển khoa Quản trị, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2025-2030”
Phát biểu khai mạc và để
dẫn Hội thảo, PGS.TS. Cao Minh Trí Trưởng Khoa Quản trị cho biết Mục tiêu tổng
quát đến năm 2030, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trở thành
trường đại học đa lĩnh vực theo định hướng nghiên cứu, là trường trọng điểm
đào tạo cán bộ về pháp luật; đầu tư phát triển, đào tạo các lĩnh vực chuyên
sâu của khối ngành kinh doanh, quản lý. Trong đó, Khoa Quản trị sẽ phát triển
thành một trường trụ cột thuộc Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
PGS.TS. Cao Minh Trí
Trưởng Khoa Quản trị - phát biểu khai mạc hội thảo.
Hội thảo đã nhận được 25 tham
luận của các giảng viên Khoa Quản trị. Do tính chất quan trọng và bao quát
của chủ đề, Hội thảo hôm nay được chia thành hai phiên, với 14 tham luận được
trình bày.
Phiên thứ nhất với chủ đề
“Xây dựng chiến lược” bao gồm các tham luận sau:
1.
Xây dựng và phát triển Trường kinh tế thuộc
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - PGS.TS. Cao Minh Trí;
2.
Đánh giá
các yếu tố bên ngoài tác động đến Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh - ThS. Võ Thị Thảo Nguyên;
3.
Phân tích môi trường bên trong của Khoa Quản
trị - NCS. ThS. Lê Hoàng Phong;
4.
Mô hình phân tích các nhân tố tác động
đến năng lực cạnh tranh của cơ sở giáo dục đại học - TS. Lương Công Nguyên;
Chủ tọa Hội thảo: PGS.TS.
Cao Minh Trí – Trưởng Khoa Quản trị; TS. Hoàng Văn Long - Phó trưởng Khoa Quản trị; ThS. Lê Hoàng Phong
– Phó trưởng Khoa Quản trị
Trong tham luận đầu tiên
với chủ đề “Xây dựng và phát triển Trường kinh tế thuộc Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh” - PGS.TS. Cao Minh Trí, tác giả, đã sử dụng các phương pháp thống
kê, phân tích và tổng hợp thông tin, tài liệu để làm rõ thực trạng nhu cầu nhân
lực và những ưu thế của Khoa Quản trị. Dựa trên tình hình thực tế và các xu hướng
đã được dự thống kê, tác giả đã đề xuất một số Định hướng phát triển đến năm
2030.
PGS.TS.
Cao Minh Trí trình bày tham luận Xây dựng và phát triển Trường kinh tế thuộc
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Tiếp nối buổi làm việc,
ThS. Võ Thị Thảo Nguyên đã trình bày tham luận “Đánh giá các yếu tố bên
ngoài tác động đến Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”. Bài
tham luận nhấn mạnh sử dụng các công cụ phân tích chiến lược như Mô hình
PESTEL, ma trận EFE, để đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến Khoa Quản
trị từ đó xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Khoa Quản trị, trường
Đại học Luật Tp. HCM.
ThS.
Võ Thị Thảo Nguyên trình bày tham luận “Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động
đến Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”
Sau khi cùng nhau phân
tích các yếu tố bên ngoài của Khoa Quản trị, trường Đại học Luật Tp. HCM là đến
với tham luận “Phân tích môi trường bên trong của Khoa Quản trị” - ThS. Lê
Hoàng Phong. Tác giả đã trình bày phân tích môi trường bên trong của Khoa Quản
trị, xác định các điểm mạnh và điểm yếu then chốt để phục vụ cho quá trình xây
dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2025-2030. Bên cạnh đó, bài viết còn
đề xuất một số gợi ý cho việc xây dựng ma trận phân tích các yếu tố bên trong của
Khoa Quản trị.
ThS.
Lê Hoàng Phong trình bày tham luận Phân tích môi trường bên trong của Khoa Quản
trị
Đến với tham luận cuối
cùng “Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cơ sở
giáo dục đại học” - TS. Lương Công Nguyên, tác giả nhấn mạnh rằng yếu tố tác động
đến năng lực cạnh tranh của cơ sở GDĐH gồm: (i) nhóm các nhân tố bên trong được
phân tích trên cơ sở lý thuyết cạnh tranh trên nguồn lực và năng lực của tổ chức
và (ii) nhóm các nhân tố bên ngoài được phân tích theo quan điểm lý thuyết cạnh
tranh theo định hướng thị trường. Đồng thời, bài viết đã xây dựng mô hình đề xuất
hướng tiếp cận hoạch định chiến lược cho các cơ sở GDĐH.
Các tham luận tại phiên
thứ nhất của Hội thảo tập trung vào những vấn đề đang rất được quan tâm về việc
xây dựng chiến lược và nhận được nhiều sự đóng góp cùng nhiều câu hỏi phía các
giảng viên.
Phiên thứ hai với nội
dung nhiệm vụ của 10 nhóm đã được phân công bao gồm các tham luận sau:
1.
Thực trạng truyền thông tại Khoa Quản trị
Trường Đại học Luật TPHCM - TS. Nguyễn Minh Đạt, ThS. Bành Trần Tường Vân;
2.
Thiết kế chương trình đào tạo xuyên ngành
trong kỷ nguyên số - TS. Lại Nam Tuấn;
3.
Phát triển chương trình đào tạo sau đại học
của khoa Quản trị nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động - ThS. Lê Ngọc
Diễm, TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ;
4.
Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hợp tác đào tạo
bồi dưỡng ngắn hạn– Từ thực tiễn khoa Quản trị trường đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh - TS. Nguyễn Thị Hoa;
5.
Một số giải pháp xây dựng Chương trình
liên kết đào tạo quốc tế tại Khoa Quản trị - Trường Đại học Luật TP.HCM - ThS.
Lâm Thiếu Linh
6.
Tầm quan trọng của công bố quốc tế trong
chiến lược phát triển của Khoa Quản trị giai đoạn 2025-2030 - NCS.ThS. Lê Hoàng
Phong, TS. Hồ Hoàng Gia Bảo;
7.
Định hướng cấu trúc bài báo khoa học trong
lĩnh vực Kinh tế theo tiếp cận phương pháp nghiên cứu định lượng cho sinh viên
Khoa Quản trị - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - NCS.ThS. Nguyễn Bá Hoàng,
ThS. Nguyễn Quốc Ninh;
8.
Giải Pháp Cải Thiện Các Hoạt Động Học Thuật
Cho Sinh Viên Khoa Quản Trị - Trường đại học Luật TP.HCM - ThS. Bùi Doãn Zin,
ThS. Vũ Thanh An
9.
Nâng cao vai trò hỗ trợ của cố vấn học tập
cho sinh viên năm cuối Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM - ThS. Trần Thị
Bảo Trâm
Ở phiên thứ hai, Hội thảo
tập trung phân tích những hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Khoa
Quản trị theo những định hướng xây dụng chiến lược dàn trải trên tất cả chủ đề:
Chiến lược phát triển Khoa, Truyền thông Khoa, Mở ngành và rà soát CTĐT, Hợp
tác trong nước, Hợp tác quốc tế, Hội thảo khoa học cấp quốc gia, Nghiên cứu
khoa học giảng viên, Nghiên cứu khoa học sinh viên, Hoạt động sinh viên, Cố vấn
học tập. Trên cơ sở đó, các tham luận đã đề xuất một số kiến nghị để
hoàn thiện các hoạt động nhằm phát triển Khoa Quản trị theo đúng định hướng.
Hội thảo khoa học “Chiến
lược phát triển khoa Quản trị giai đoạn 2025 - 2030” đã khép lại với những
đóng góp, giải pháp mang tính xây dựng và thiết thực, góp phần hoàn thiện chiến
lược phát triển Khoa Quản trị.
Các giảng viên chụp hình lưu niệm kết thúc Hội thảo
Các tham luận được đăng
trong kỷ yếu hội thảo bên cạnh các bài tham luận đã được chọn để trình bày:
“Chiến lược phát triển khoa Quản trị giai đoạn 2025 - 2030”
1. Khung
phân tích cạnh tranh lĩnh vực giáo dục đại học khối ngành kinh tế, kinh
doanh và quản lý - TS. Lương Công Nguyên
2. Phân
tích các đặc tính cạnh tranh Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
- TS. Lương Công Nguyên
3. Thực
trạng và giải pháp hỗ trợ truyền thông cho Khoa Quản trị thông qua Đoàn Hội -
ThS. Vũ Thanh An, Trần Thị Lan & Lê Minh Hưng
4. Bài
học kinh nghiệm về hoạt động mở ngành đào tạo mới tại các trường đại học và đề
xuất giải pháp cho Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - ThS. Lê Thị Kim Khang
5. Phân
tích nhu cầu xã hội và xu hướng sinh viên chọn học khối ngành kinh tế bậc đại học:
một số đề xuất cho Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trong việc
mở ngành đào tạo - TS. Hoàng Văn Long, ThS. Lâm Thiếu Linh & ThS. Trương
Diệu Thảo
6. Đối
sánh chương trình kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh:
khác biệt và bài học từ các trường trong nước và quốc tế - ThS. Bành Trần Tường
Vân & ThS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên
7. Định
hướng xây dựng chương trình đào tạo đại học ngành Quản trị nhân lực tại Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - ThS. Nguyễn Hoàng Phước Hiền & ThS. Nguyễn
Thanh Hoàng Anh
8. Phát
triển mô hình hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: thí điểm áp dụng tại
Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - ThS. Ngô Huỳnh Giang &
ThS. Nguyễn Thị Ngọc
9. Một
số đề xuất về việc thu hút đối tác quốc tế cho hoạt động hợp tác đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Khoa Quản trị - NCS. ThS. Vũ Quang Mạnh
10. Lợi
ích về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình tại Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh - TS. Hoàng Văn Long & TS. Nguyễn Minh Đạt
11. Giải
pháp nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh - TS. Lại Nam Tuấn & ThS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên
12. Phát
triển hoạt động cộng đồng: thực trạng và giải pháp cho Khoa Quản trị - ThS.
Nguyễn Hữu Phú Thành & ThS. Vũ Thanh An
Nội dung: Thanh An
Hình
ảnh: Diệu Thảo
Nhóm
Truyền thông Khoa Quản trị