TỔNG
THUẬT HỘI THẢO
“XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA QUẢN TRỊ GIAI ĐOẠN 2025-2030”
Ngày 16 tháng 11 năm 2024, Khoa
Quản trị Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “xây dựng
chiến lược phát triển khoa Quản trị giai đoạn 2025-2030”, nằm trong chuỗi hoạt
động phát triển Khoa Quản trị, tầm nhìn đến năm 2030, hội thảo đã đưa ra nhiều
nội dung liên quan đến sự phát triển của
Khoa Quản trị, gắn liền với đề án chiến lược phát triển trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Phát triển Khoa Quản trị, tầm nhìn đến năm
2030, Sáng ngày 16 tháng 11 năm 2024, Khoa Quản trị đã tổ chức Hội thảo cấp
Khoa với chủ đề “Xây dựng chiến lược phát triển khoa Quản trị giai đoạn 2025 -
2030”. Với sự tham gia của giảng viên Khoa Quản trị, hội thảo được chủ
trì bởi PGS.TS Cao Minh Trí, Trưởng Khoa Quản trị, TS. Hoàng Văn Long và NCS
ThS. Lê Hoàng Phong, Phó trưởng khoa Quản trị.
Mở đầu hội thảo, PGS.TS Cao Minh Trí phát biểu khai mạc và chuyển thông điệp
của Hiệu trưởng đến toàn bộ giảng viên Khoa Quản trị với nội dung nhấn mạnh
Khoa Quản trị là một thành viên của Trường ĐH Luật TP.HCM, thực hiện mục tiêu
chung cùng nhà trường phát triển theo hướng liên ngành. Khoa Quản trị đóng vai
trò là khoa tiên phong trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng
liên ngành trong Trường Đại học Luật TP HCM. Để đạt được mục tiêu này, Khoa Quản
trị cần đảm bảo các tiêu chí: (i) Đa ngành ở tất cả các bậc đào tạo; (ii) Nâng
cao năng lực giảng viên; (iii) Nâng cao
năng lực NCKH và (iv) Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông
PGS.TS Cao Minh Trí trình bày về Chiến lược phát triển Khoa Quản trị với
các nội dung chiến lược về Tầm nhìn phát triển của Khoa Quản trị đến năm 2030;
Sứ mạng và Giá trị cốt lõi mà Khoa cần hướng tới. Với mỗi nội dung chiến lược,
các thành viên tham gia tích cực thảo luận, phân tích bối cảnh chung, các khía
cạnh ảnh hưởng, sự phù hợp với định hướng phát triển của Khoa. Các ý kiến thảo
luận sôi nổi và đa chiều, mở ra những góc nhìn mới, định hình rõ nét hơn về chiến
lược phát triển của khoa đến năm 2030.
Vấn đề tiếp theo được thảo luận là Thông điệp truyền thông của Khoa. Thông
điệp truyền thông của Khoa được các giảng viên thảo luận sôi nổi vì Khoa nhận
thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Không chỉ phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh,
giá trị cốt lõi mà thông điệp truyền thông của Khoa còn là định hướng chiến lược
phát triển trong dài hạn. Thông điệp của Khoa cũng chính là cầu nối giữa Khoa
và môi trường bên ngoài, giúp tăng nhận diện của Khoa đối với xã hội.
Giảng
viên Khoa Quản trị trao đổi về nội dung liên quan đến hoạt động của Khoa Quản
trị trong thời gian sắp tới.
Với tham luận “Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến Khoa Quản trị,
trường Đại học Luật TP.HCM”,
tác giả NCS.ThS Võ Thị Thảo Nguyên đã sử dụng mô
hình PESTEL là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng để xác định và phân tích các yếu tố bên ngoài có ảnh
hưởng đến tổ chức hoặc doanh nghiệp. Từ các cơ hội và thách thức được chỉ ra ở môi trường bên ngoài gồm: môi trường
chính trị, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường công nghệ, môi trường
sống, và môi trường pháp lý. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất ma trận EFE
nhằm đo lường và đánh giá phản ứng của tổ chức với tác động của môi trường bên
ngoài.
Để đánh giá môi trường bên trong, NCS.ThS Lê Hoàng Phong trình bày tham luận “Phân tích môi trường bên trong của
Khoa Quản trị”. Bài viết tập trung xác định các điểm mạnh và điểm yếu
then chốt để phục vụ cho quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn
2025-2030. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất một số gợi ý cho việc xây dựng ma trận phân tích các yếu tố bên trong của
Khoa Quản trị.
Hội thảo được tiếp tục với phần trình bày của TS. Lương Công Nguyên với tham luận “Mô hình phân
tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cơ sở giáo dục đại học”.
Tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cơ sở
GDĐH gồm: (i) nhóm các nhân tố bên trong được phân tích trên cơ sở lý thuyết cạnh
tranh trên nguồn lực và năng lực của tổ chức và (ii) nhóm các nhân tố bên ngoài
được phân tích theo quan điểm lý thuyết cạnh tranh theo định hướng thị trường.
Đồng thời, tác giả đã xây dựng
mô hình đề xuất hướng tiếp cận hoạch định chiến lược cho các cơ sở GDĐH.
Sau mỗi phần trình bày tham luận của các diễn giả, các vấn đề trọng tâm đều
được đưa ra thảo luận một cách tích cực, gắn liền với bối cảnh cụ thể và đặc
thù của Khoa Quản trị. Trên cơ sở đó, nội dung quan trọng tiếp theo của hội thảo
được triển khai với trọng tâm là đề xuất các chiến lược định hướng cho Khoa Quản
trị trong giai đoạn 2025–2030.
Mở đầu cho nội dung này, PGS.TS Cao Minh Trí trình bày nội dung các cấp chiến lược; đồng thời diễn giả
phân tích các trường hợp điển hình trong thực tiễn. Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, diễn
giả phân tích và thảo luận về việc ứng dụng mô hình SWOT trong bối cảnh thực tiễn
của Khoa Quản trị để đưa ra các đề xuất chiến lược cho giai đoạn 2025 – 2030.
Các nhóm tích cực thảo luận trên cơ sở nội dung làm việc xuyên suốt từ chiến
lược tổng quan, cơ hội, thách thức, điểm
mạnh, điểm yếu... các chiến lược cụ thể đã được đề xuất. Đây là nền tảng quan
trọng cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược khả thi cho Khoa trong giai đoạn
2025 – 2030.
Các
giảng viên Khoa Quản trị tích cực trao đổi về chiến lược phát triển của khoa Quản
trị trong giai đoạn 2025-2030
Nhằm đảm bảo công tác thông
tin, truyền thông một cách hiệu quả, tham luận “Thực trạng truyền thông tại Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM”, ThS. Bành Trần Tường Vân đại diện nhóm tác giả
trình bày về vai trò và tầm quan trọng của truyền thông trong bối cảnh phát triển
mạnh mẽ của nền cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cũng bối cảnh cạnh tranh gay
gắt giữa các cơ sở giáo dục. Nhóm tác giả đã
đưa ra các kiến nghị một số giải pháp có liên quan nhằm nâng cao
hình ảnh thương hiệu của Khoa Quản trị nói riêng và ULAW nói chung
Với lộ trình đào tạo đa
ngành, phù hợp với chiến lược của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TS
Lại Nam Tuấn, giảng viên khoa Quản trị đã trình bày tham luận “Thiết kế chương trình đào tạo xuyên ngành trong kỷ
nguyên số” đưa ra một số vấn đề cần đáp ứng nhu cầu đa dạng và linh hoạt
của thị trường lao động, theo đó, thông qua phần trình bày tham luận, tác giả đề
xuất mô hình đào tạo xuyên ngành và cá nhân hóa với người học. cũng như đưa ra
các lợi ích có liên quan đến đào tạo xuyên ngành và cá nhân hóa khoa học về mặt
chuyên môn, kỹ năng như tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và
thích ứng với môi trường.
Với tính chất là
cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên và sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo của Khoa Quản trị nói riêng và của nhà trường nói chung, TS. Hồ Hoàng Gia Bảo đại diện nhóm tác giả trình
bày tham luận “Tầm quan trọng của công bố quốc tế trong chiến lược phát triển của
Khoa Quản trị giai đoạn 2025-2030”. Tác giả đã trình bày sự cần thiết của
công bố quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược phát triển của Khoa Quản trị
trong giai đoạn 2025 - 2030. Trên cơ
sở phân tích một số thuận lợi và khó khăn trong công bố quốc tế trên các
tạp chí uy tín thuộc danh mục Scopus, Web of Science (ISI) của Khoa Quản trị, nhóm tác giả đưa ra một số giải
pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động công bố quốc tế của Khoa Quản trị và
đạt được các chỉ tiêu cần thực hiện, góp phần vào thành công của chiến lược
phát triển giai đoạn 2025 - 2030.
Vấn đề thúc đẩy NCKH của sinh viên cũng được xem
là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển khoa Quản trị. Nhóm tác giả
Ths Nguyễn Quốc Ninh và NCS.Ths Nguyễn Bá Hoàng đóng góp những giải pháp hỗ trợ
NCKH sinh viên thông qua tham luận “Định hướng cấu trúc bài báo khoa học trong
lĩnh vực Kinh tế theo tiếp cận phương pháp nghiên cứu định lượng cho sinh viên
Khoa Quản trị - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”. Theo chia sẻ từ nhóm tác
giả, đây là bước đầu trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu khoa học
sinh viên trong giai đoạn sắp tới của nhóm. Bên cạnh đó, với góc nhìn của mình,
Ths Bùi Doãn Zin và Ths Vũ Thanh An đã đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển
hiệu quả các hoạt động học thuật trong sinh thông qua đề tài “Giải pháp cải thiện
các hoạt động học thuật cho sinh viên Khoa Quản Trị - Trường Đại học Luật
TP.HCM”.
PGS.TS Cao Minh Trí, Trưởng Khoa Quản trị đưa ra một số định
hướng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, học thuật cho Khoa Quản trị.
Phần cuối cùng của hội thảo là tham luận “Nâng cao vai trò hỗ trợ của cố vấn
học tập cho sinh viên năm cuối Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM” do Ths
Trần Thị Bảo Trâm trình bày. Cố vấn học tập (CVHT) đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ cho sinh viên, đặc
biệt là sinh viên năm cuối. Bài viết phân tích những khó khăn, trăn trở của
sinh viên năm cuối khoa Quản trị thông qua nghiên cứu từ các tài liệu khoa học
và khảo sát để từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời từ vai trò của
CVHT.
Việc hỗ trợ tốt cho sinh viên nói chung và sinh viên năm cuối nói riêng nhận được
sự quan tâm của tất cả các giảng viên trong khoa. PGS,TS Cao Minh Trí yêu cầu cần
có các hoạt động hỗ trợ cụ thể như: tổ chức các buổi hướng dẫn cho sinh viên về
việc thực tập, viết báo cáo; Lãnh đạo khoa cần có kế hoạch tổ chức gặp gỡ, định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên....
Các
giảng viên Khoa Quản trị chụp hình tại buổi hội thảo
Hội thảo đã khép lại thành công sau các phiên làm
việc hiệu quả với những phân tích, thảo luận sôi nổi, tích cực và các ý kiến
đóng góp quan trọng ở nhiều khía cạnh. Những giải pháp thiết thực được đề xuất
trong hội thảo là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển Khoa Quản
trị trong giai đoạn 2025 – 2030.
Nội dung: Ban tổ chức
Hội thảo
Hình ảnh: Diệu Thảo
Tổ truyền thông
khoa Quản trị