Tọa
đàm “Nghiên cứu khoa học của giảng viên”
Nhằm nhìn nhận, thảo luận và đánh giá
thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị - Trường
Đại học Luật TP. HCM, đồng thời, tạo diễn đàn chia sẻ và tìm kiếm các giải pháp
nhằm thúc đẩy, tạo động lực, phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học của giảng
viên Khoa Quản trị góp phần gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng các
công trình nghiên cứu khoa học của khoa, vào ngày 17/11/2024, Khoa Quản trị
- Trường Đại học Luật TP. HCM đã tổ chức tọa đàm “Nghiên cứu khoa học của giảng
viên”.
Tọa đàm đã nhận được 05 tham
luận của các giảng viên Khoa Quản trị:
1.
Những khó khăn, thách thức của giảng viên
trong hoạt động nghiên cứu khoa học – ThS. Nguyễn Hoàng Phước Hiền;
2.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ
hoạt động nghiên cứu khoa học, một số gợi ý cho giảng viên Khoa
Quản trị - Trường Đại học Luật TP. HCM - ThS. Lê Thị Kim Khang & TS. Lê Anh Luyến;
3. Một số thách thức trong công bố quốc tế
trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục Scopus, Web of Science
- TS. Hồ Hoàng Gia Bảo;
4.
Những khó khăn giảng viên trẻ gặp phải
trong công tác nghiên cứu khoa học và đề xuất hỗ trợ
- ThS. Trương Diệu Thảo, ThS. Bùi Doãn
Zin;
5. Một số giải pháp nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ ở Khoa Quản trị -
Trường Đại học Luật TP. HCM - TS. Nguyễn Thị Hoa.
Chia
sẻ tại toạ đàm về chủ đề “Ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học
của giảng viên Khoa Quản trị - Trường Đại học Luật TP HCM”, ThS.
Lê Thị Kim Khang đại diện nhóm tác giả cho biết: Trong lĩnh vực giáo
dục, ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang ngày càng thu hút và nhận được
sự quan tâm để góp phần cải thiện quá trình giảng dạy, tăng cường
khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Bài viết này
tập trung tìm hiểu những đặc trưng nổi bật, ưu điểm và hạn chế của
08 ứng dụng AI được nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu quan tâm; là
những công cụ hiệu quả áp dụng vào công việc giảng dạy, đặc biệt
là trong vấn đề nghiên cứu khoa học - một trong những nhiệm vụ quan
trọng của người giảng viên thời kỳ mới. Bằng việc phân tích 08 ứng
dụng AI đã được đề xuất, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị quan
trọng khi các giảng viên sử dụng AI phục vụ cho công việc chuyên môn,
đặc biệt dành cho các giảng viên khoa Quản trị, trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh.
ThS. Lê Thị Kim Khang
trình bày tham luận Ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
Khoa Quản trị - Trường Đại học Luật TP HCM
Sau phần trình bày của ThS. Lê Thị
Kim Khang, các giảng viên của khoa đã đưa ra một số câu hỏi và cùng nhau thảo
luận xoay quanh các chủ đề đã đặt ra:
-
Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên khoa Quản trị
-
Những khó khăn, thách thức của giảng viên
khi thực hiện nghiên cứu khoa học
-
Chỉ tiêu thực hiện nghiên cứu khoa học của
khoa và các giải pháp thực hiện
-
Những cơ hội, lợi ích khi thực hiện nghiên
cứu khoa học của giảng viên
-
Kinh nghiệm tìm kiếm vấn đề, thực hiện
nghiên cứu và công bố kết quả
-
Kinh nghiệm xây dựng nhóm nghiên cứu, thực
hiện đề tài, dự án nghiên cứu
-
Các vấn đề khác có liên quan.
Các giảng viên chụp hình lưu niệm kết thúc
Tọa đàm
Nội dung: Thanh An
Hình ảnh: Diệu Thảo
Nhóm Truyền thông Khoa Quản trị